Thursday, October 31, 2013

Cách nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả kinh tế cao

Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu
Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.
- Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim.
- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
- Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.
- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Kích thước máng ăn
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ
Dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ
Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa...
Máng đựng thức ăn bổ sung
Nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

Lời khuyên & Cảnh báo
1. Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho ăn chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi cho rắn vào chuồng chim. Chin sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.
2. Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.
3. Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.
Các bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi chó nhật tại
http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_nhật--cần_bán

Nuôi rùa theo phong thủy

Theo phong thủy, Rùa được xem là con vật thiêng liêng mang lại nhiều điềm lành và tài lộc. Từ đó, nhiều người tin rằng nuôi rùa sẽ đem lại may mắn và nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Từ nhiều nguồn trên internet, mình sưu tầm được một số ý nghĩa phong thủy của rùa. Rùa là 1 trong 4 tứ linh, 4 thần thú trấn giữ 4 phương: rồng xanh (Đông), chim chu tước (Nam), hổ trắng (Tây), rùa (Bắc). Tuy vậy, nuôi rùa, đặt tượng chú rùa trong nhà cũng cần theo quy tắc thì may mắn, tài lộc mới tìm đến ngôi nhà của bạn. 
1. Tích lũy để giàu có hơn 
Đặt một bức tượng hoặc hình ảnh Rùa ở hướng Đông Nam là một cách để phát triển tiền bạc của bạn. Trên thực tế, nếu có thể nuôi một con Rùa và đặt ở hướng này không chỉ giúp các khoản đầu tư của bạn phát triển mà còn bảo vệ của cải cho bạn. Yếu tố mộc ở hướng Đông Nam chỉ thích hợp với năng lượng của nước, vì thế, bạn nên nuôi rùa nước ở đây hoặc có thể đặt một đài phun nước cùng một con rùa là cách kích hoạt sự giàu có tuyệt vời nhất. 
 2. Tạo nên giấc ngủ ngon 
Đặt một chú Rùa nhỏ dưới giường ngủ của bạn để giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Sự hỗ trợ được bổ sung mang đến cho bạn giây phút nghỉ ngơi thoải mái cùng cảm giác được bảo vệ trong khi đang ngủ. Nó cũng thu hút nhiều thu nhập hơn và các cơ hội cho bạn trong lúc bạn ngủ. 
 3. Tăng thêm cơ hội thu nhập Thêm một biểu tượng hoặc hình ảnh của Rùa trong phòng làm việc của bạn sẽ làm tăng sự hỗ trợ và sự công nhận tại nơi làm việc – không đề cập đến các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp – và kiếm được nhiều tiền hơn. Đặt một đồng tiền xu Trung Quốc vào miệng con rùa để tượng trưng cho tiền bạc sắp xuất hiện. 
 4. Tăng khả năng kiếm tiền 
 Đặt một biểu tượng hoặc hình ảnh con Rùa ở hướng Bắc trong phòng khách để tăng thu nhập và cơ hội tạo ra thu nhập nhiều hơn trong công việc. 
5. Cải thiện sức khỏe 
 Nếu bạn muốn những mối quan hệ gia đình hạnh phúc và tốt đẹp hơn, sức khỏe dồi dào hơn, hãy đặt một con rùa ở hướng Đông của ngôi nhà hoặc phòng khách để cải thiện cả hai lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Rùa – biểu tượng của yếu tố thủy sẽ làm tăng cường góc mộc trong nhà. Sự tăng trưởng cũng đại diện cho sự mở rộng. 
6. Con Rồng và Rùa cải thiện sự nghiệp của bạn 
Nếu bạn đang tìm kiếm những cơ hội tăng thêm thu nhập một cách nghiêm túc, hãy cân nhắc đặt một con rồng và rùa tại văn phòng. Những sinh vật này là hiện thân của sức mạnh (rồng) và sự bảo vệ, sức ảnh hưởng (rùa) và đều tạo kích thích sự may mắn trong công việc và kinh doanh phát triển hơn. Nên nhớ, không được đặt rùa hoặc rồng trực diện với bạn vì sức mạnh của chúng là quá lớn. Nếu đặt trên bàn thì phải đặt lệch sang một phía hoặc tốt nhất nên đặt trên một chiếc bàn phía sau lưng. Để tậu một chú rùa vàng nuôi, bạn có thể tìm địa chỉ các cửa tiệm chuyên cung cấp rùa Hoặc bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi bán chó http://www.chotot.vn/toàn_quốc/vật_nuôi/bán_chó--cần_bán

nuoi rua

Kinh nghiệm nuôi chó Phú Quốc

Bạn không ở Phú Quốc mà bạn muốn mình có 1 chú chó thông minh, có xoáy đẹp trên lưng để làm vật nuôi trong nhà. Rất đơn giản, hiện nay ở Phú Quốc đã có rất nhiều dịch vụ cung cấp cho xoáy Phú Quốc cho những ai có nhu cầu. Chỉ việc đơn giản là bạn liên hệ với họ qua địa chỉ email, hoặc điện thoại nói rõ nhu cầu mình cần 1 chú chó thế nào?, và giá cả thương lượng ra sau. Tại Phú Quốc sẽ có những người chuyên về nuôi chó để bán họ sẽ cung cấp cho quý khách hàng về hình ảnh và giá cả cụ thể, khách hàng tha hồ lựa chọn. Khi khách hàng chọn lựa được chú chó ưng ý rồi thì bên bán sẽ vận chuyển chó sang cho bên mua theo địa chỉ yêu cầu sau khi hoàn tất việc thanh toán.
http://www.chotot.vn/toàn_quốc/vật_nuôi/chó_phú_quốc--cần_bán

Việc mua một chú chó Phú Quốc thật đơn giản. Vấn đề khó khăn đối với những người nuôi chó Phú Quốc là loại chó này chỉ thích nghi sống với môi trường đất nước tại Phú Quốc mà thôi, đã có nhiều chú chó được chuyển đi nơi khác nuôi nhưng do không thích nghi với điều kiện sống mới nên chúng sống không được lâu. Vì giai đoạn chó từ 1 năm tuổi rất dễ bị bệnh mà đặc biệt chó Phú Quốc là bị bệnh về đường tiêu hóa.
Do đó các nhà yêu động vật thích nuôi chó Phú Quốc phải lưu ý trước khi chọn mua chú chó Phú Quốc phải hiểu rõ về loại chó này để có cách nuôi và dạy cho sao cho phù hợp.
Những chú ý khi nuôi chó Phú Quốc (CPQ)
Con CPQ có đặc điểm là nó rất dễ thích nghi, nuôi theo kiểu "nhà giàu" cũng được mà kiểu "nhà nghèo" cũng chấp nhận luôn. Vì vậy tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có chế độ chăm sóc chúng sao cho tốt nhất có thể
Mỗi người có phương pháp riêng, tuy nhiên anh cũng thấy đa số là áp dụng các điểm sau:
1. Chích ngừa đầy đủ (thường 1-1.5 tháng chích 1 mũi ngừa care - loại 5 bệnh, 1 tháng sau kể từ mũi thứ nhất chích thêm 1 mũi ngừa care loại 7 bệnh), hàng năm chích nhắc 1 lần. Bên cạnh đó cũng nên chích ngừa dại hàng năm. Có 2 quan điểm: sổ lãi trước khi chích ngừa và chích ngừa trước khi sổ lãi, cái này không thuộc chuyên môn của anh nên cũng không rõ cách nào là tốt nhất. Ngoài ra định kỳ sổ lãi cho chúng, cái này tùy từng người 6 hoặc 9 tháng hoặc 1 năm.
2. Nếu có điều kiện thì nên có chế độ dinh dưỡng tốt cho chúng, tuy nhiên cũng ở mức vừa phải không nên quá mức dẫn đến mập mạp/béo phì mất cân đối, cần giữ ở mức vừa phải để đảm bảo vóc dáng, chó khỏe mạnh và linh hoạt. Có thể kết hợp giữa cơm và cám viên/thức ăn khô ở các buổi ăn khác nhau.
3. Đối với chó nhỏ cần chú ý bổ sung đủ lượng calci và khoáng chất để việc lên tai tốt, đồng thời đảm bảo cho chúng khung xương được phát triển tốt nhất có thể. Việc bổ sung có thể qua thức ăn hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Pet cal, Pet tab...hoặc những loại tương tự khác.
4. Đảm bảo cho chó có đủ ánh nắng và vận động. Điều quan trọng nữa là cần có sự quan tâm và chăm sóc của chủ đối với con chó.

Kỹ thuật nuôi gà tre theo độ tuổi

Gà tre là một trong những con vật nuôi được nhiều người ưa chuông bởi dáng nhỏ nhắn, bộ lông sặc sỡ. Chính vì vậy, gà tre đã có mặt trong danh sách những con vật nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, để nuôi và chăm sóc gà tre là điều không đơn giản. Dưới đây là những kỹ thuật chăm sóc gà tre theo từng độ tuổi:
1.    Giai đoạn từ mới nở cho đến 1 tháng tuổi
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng cho sự phát triển của những chú gà trong tương lai cho nên chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo các tài liệu khoa học của Viện chăn nuôi, Khuyến nông …về hướng dẫn “nuôi gà con”. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi ta cần đặc biệt chú ý các yếu tố sau:
Không nôn nóng cho gà xuống ổ trước 24h sau khi nở. Khi xuống ổ, việc đầu tiên phải cho gà uống nước sạch (có thể pha thuốc úm gà con) sau đó mới cho ăn (ăn sạch) – không nên cho nhiều nhằm mục đích phòng tránh các trường hợp những con gà chưa hấp thụ hết dinh dưỡng của phôi mà đã nạp thêm năng lượng qua đường tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu chảy. Nếu ấp máy thì sau khi nở 24h mới cho ăn.
Đảm bảo nhiệt độ cũng như ẩm độ ở khu vực nuôi úm gà con. Tuyệt đối tránh mưa tạt, gió lùa để gà không bị tiêu chảy và viêm phổi. Vấn đề này tác động rất mạnh đến sự phát triển của gà con và giảm nhẹ công sức trong quá trình chăm sóc rất nhiều.
Gà tre cũng được rao bán trên mạng rất nhiều, các bạn có thể dễ dàng chọn giống và xem hình ảnh trước khi mua:

Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi
Từ 1 tháng tuổi trở lên, gà con có thể tự điều chỉnh thân nhiệt cho phù hợp với môi trường sống nên ta có thể cho gà tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn (xuống đất, tắm đất, tắm nắng, tìm thức ăn …) nhưng trước đó phải có giai đoạn chuyển tiếp để làm quen với môi trường mới nếu không gà con rất dễ nhiễm bệnh.
Giai đoạn này là giai đoạn mặc áo (gà sẽ mọc đủ lông để che ấm cơ thể). Khi chăm sóc tốt cùng với môi trường thuận lợi gà con sẽ nở mình, bung lông rất dễ thương, cầm trong tay ta có cảm giác như một cục bông gòn.
2.    Giai đoạn gà từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi
Đây là giai đoạn thay áo (bỏ lông gà con để thành trai tơ). Gà sẽ trổ mã, trổ hình, tập gáy và phát triển mạnh về giới tính, bộ lông sẽ phát triển liên tục để trở thành “trai tơ sát gái”. Vì thế gà sẽ ăn mạnh, căng diều và tạp ăn vì nó cần rất nhiều dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện, nhất là khung hình và bộ lông.
Những con thủ lĩnh, đầu đàn bao giờ cũng lớn hơn và có bộ lông đẹp hơn các con khác vì nó sẽ ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn này nếu gà bị suy thì gần như chúng ta mất đi khả năng có 1 con gà đẹp. Cho nên, cần lưu ý:
- Làm sao cho chúng được ăn đầy đủ như nhau và thân thiện với người.
- Nguồn thức ăn phải đảm bảo dưỡng chất để gà phát triển. (Ngoài cám, lúa, người nuôi thường bổ sung vào khẩu phần của gà: sâu, dế, thịt bò, cá, rau, cỏ, cà chua …).
- Tách nuôi riêng từng con khi cần thiết để gà được nở mình, đâm lông đầy đủ.
- Định kỳ, gà phải được tắm nắng, tắm nước để đảm bảo bộ lông luôn bóng mượt.
3.    Giai đoạn  gà từ 5 đến 8 tháng tuổi
Đạt được 5 tháng tuổi, con gà cũng đã tương đối có hình để chúng ta dự đoán tương lai. Nhưng lúc này nó lại thường kém ăn do “mê gái” nhưng khung xương và lông hình nó vẫn còn đang trong quá trình phát triển nên dễ bị chai sượn và đứng lông khi bị nhiễm bệnh hoặc cho theo mái sớm. Vì thế cần chăm sóc kỹ hơn. Có thể phải đút ép nó ăn. Nếu buộc phải cho đạp mái thì mỗi ngày chỉ nên cho đạp một lần và chỉ khi gà đạt được chừng 7 tháng tuổi. Vì sớm hơn thì gà dễ bị suy và tỉ lệ đậu cồ rất thấp.
Đến tháng thứ 8, con gà đã định hình (khung xương, lông hình) và đích thực trưởng thành. Lúc này nó rất sung mãn, căng mình, gần như không thấy nó ăn và khi mình đến gần nó đảo chuồng liên tục.
Cần phải duy trì tốt chế độ ăn uống và phương thức chăm sóc để gà phát triển toàn diện tất cả những phẩm chất tốt vốn có của nó.
4.    Giai đoạn từ sau 8 tháng tuổi đến 1 năm
Từ tháng thứ 8 (có thể là tháng thứ 7), gà bắt đầu thay lông chuyền, đâm thêm lông bờm, mã để hoàn thiện bộ lông và nở ngang theo đúng như huyết thống của nó đã mang để bước sang gà mùa. 

Wednesday, October 30, 2013

Làm sao để phân biệt chó Alaska và Husky


Mình rất mê hai dòng chó kéo xe trượt tuyết Alaska và Husky. Do muốn mua về một em chó thật ưng ý, mình có nghiên cứu một số bài viết trên mạng để phân biệt hai giống này.
Rất nhiều chủ đề hướng dẫn trên các diễn đàn nên mình tổng hợp lại thành một bài này. Hy vọng giúp các bạn có thể mua được một em cún ưng ý.
-  Đối với chó baby 2-3 tháng:  Về dáng, mặt alaska luôn to hơn, mõm ngắn to và có điểm stop khá rõ ràng giữa trán. Chân Alaska to hơn và có gấp khủy ở chân trước, chân Husky thẳng đuộc ở 2 chân trước. Toàn bộ thân người y chang nhau,lông cũng có thể giống nhau.
Bạn ghi nhớ: Mắt của Alaska chỉ có màu nâu đỏ. Nếu có màu xanh là chó bị lai chứ không phải Alaska thuẩn chủng đâu.
- Đối với chó ở tháng thứ 4- 5: Husky rụng lông kinh khủng. Một ngày bạn có thể gom được 1 mớ lông rụng , 1 tuần có thể dồn thành 1 cái gối nằm.
Riêng Alaska thì lông rụng thưa thớt ít hơn Husky. Trong khoảng thời gian này Alaska sẽ quậy phá bạo hơn Husky, nhưng không hỗn. Trừ trường hợp Alaska thiếu chất mới rụng lông nhiều. Alaska đến khoảng 5 tháng rưỡi đến 6 tháng mới rụng lông vì nó là dòng chó to nên thời gian sinh trưởng chậm hơn.
Đăc biệt; Alas khi được khen thì 2 tai của nó sẽ cụp cụp và tai Alaska nằm cách xa nhau. Còn Husky thì tai nằm gần nhau cao trên đầu. Nói cách khác, tai Husky nằm trên đỉnh đầu, còn Alaska thì nằm phía sau.
- Đối với cho ở tháng thứ 6-7: Alaska thể hiện cân nặng, vóc dáng to hơn Husky, lông dày và dài, xù ra, chân to hơn hẳn Husky, lông đuôi to và bông lên. Alaska thường hay cuộn tròn ngoắc sang trái hoặc phải khi đi.
Husky lông ngắn, vóc dáng nhỏ hơn, đuôi cũng cong lên nhưng chỉ là cong, ko cuộn tròn ngoắc lên như Alaska. Husky lông dài, vóc dáng to còn gọi là Wooly Husky, là dòng Husky có máu Alaska trước đó (Husky và Alaska có thể lai với nhau).
Thế là bạn yên tâm chọn mua Husky hoặc Alaska về bầu bạn rồi nhé. Bạn có thể truy cập vào đây để tậu một em Alaska thật dễ thương nè
 4489d-cc3a1chphc3a2nbie1bb87tchc3b3alaskavc3a0husky

Thú nuôi nhện mang lại may mắn cho gia chủ

Theo quan niệm xa xưa, nhện được xem là con vật mang lại may mắn cho gia chủ. Nhà mình vừa bắt được con nhện to lắm, nghe mọi người bảo may mắn về nhà mình cũng thấy lạ. Sau khi tìm hiểu qua mạng internet về điều này, mình muốn chia sẻ với các bạn những quan niệm về nhện cũng một số trường phái thời xưa.
Nhện vốn được xếp vào nhóm con vật có khả năng tu luyện, hoá phép theo các truyền thuyết có từ xa xưa. Biểu tượng Nhện dùng trong phong thuỷ có tác dụng vượt trội mà không phải ai cũng hiểu rõ.
1. Nhện là loại côn trùng duy nhất cơ thể chỉ chia làm 2 phần
-Các loại côn trùng cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng, riêng Nhện chỉ có 2 phần, do đầu và ngực nhập chung thành một, còn phần bụng thì to tròn tách rời.
Nhện không nhai mà chỉ tiêu hoá thức ăn bằng cách hút các dịch lỏng của con mồi. Những đặc điểm này được xem là biểu tượng của sự no đủ nhanh chóng trong cuộc sống.
2. Đặc tính không thể lầm lẫn của nhện đó là khả năng nhả tơ
Đặc tính nổi bậc nhất của Nhện mà khi nhắc đến ai cũng biết đó là cơ thể Nhện tự nhả tơ để phục vụ việc di chuyển, giăng lưới từ tơ để xây tổ dùng làm nơi cư trú, nơi quyến rũ bạn tình, sinh sản và cả săn mồi.
Nên đây được ví là biểu tượng của sự tinh khôn, của trí tuệ, của người biết phát huy nội lực bản thân để tạo nên một cuộc sống hoàn chỉnh cho chính mình.
nuoi nhen

3. Nhện có đến 8 chân và 8 mắt, sự độc đáo có một không hai
Nhện luôn có 8 chân, một số ít có 6 chân và có đến 8 mắt, trong đó có 2 mắt chính và 6 mắt phụ rất nhỏ bao quanh, mà theo quan niệm của người Hoa, số 8 là Phát, số 6 là Lộc là sự suôn sẻ, đó là đặc điểm rất tự nhiên tượng trưng cho sự may mắn về tài lộc hàng đầu.
4. Hình tượng nhện trên lá là biểu tượng của sự tốt lành nhân đôi
Vì những lý do trên, giới kinh doanh thường mang Nhện phong thuỷ theo bên người xem như là một lá bùa may những lúc giao dịch làm ăn quan trọng.
Và những ai có mưu cầu một cuộc sống trọn vẹn về kinh tế và tình cảm cũng xem biểu tượng Nhện phong thuỷ là một vật không thể thiếu bên mình.
5. Việc mang nhện bên mình đã có từ rất xa xưa nhưng ít phổ biến
Vật phẩm Nhện phong thuỷ đã được sử dụng từ xa xưa, nhưng bộ phận người sở hữu Nhện phong thuỷ luôn kín tiếng, họ thường là các vị có chức tước, các đấng phu nhân quyền quý, giới thương gia.
Họ biết được sự khác biệt của loài Nhện cũng như công dụng, giá trị vượt trội của biểu tượng Nhện phong thuỷ, nên luôn muốn giữ riêng điều đó cho chính mình. Đó cũng giải thích vì sao mức độ phổ biến của Nhện phong thuỷ rất thấp cho đến tận ngày nay.
Qua những điều chia sẻ này, chắc hẳn các bạn rất ngạc nhiên về sự thú vị của loài nhện nhỉ. Nếu bạn mong muốn mua một con nhện để đem lại may mắn cho gia đình, bạn có thể tìm đến địa chỉ sau
Hoặc bạn nào thích chó nhật có thể tham khảo thêm tại đây nhé :

http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_nhật--cần_bán

Sunday, October 20, 2013

Kinh nghiệm nuôi chó Phú Quốc

Bạn không ở Phú Quốc mà bạn muốn mình có 1 chú chó thông minh, có xoáy đẹp trên lưng để làm vật nuôi trong nhà. Rất đơn giản, hiện nay ở Phú Quốc đã có rất nhiều dịch vụ cung cấp cho xoáy Phú Quốc cho những ai có nhu cầu. Chỉ việc đơn giản là bạn liên hệ với họ qua địa chỉ email, hoặc điện thoại nói rõ nhu cầu mình cần 1 chú chó thế nào?, và giá cả thương lượng ra sau. Tại Phú Quốc sẽ có những người chuyên về nuôi chó để bán họ sẽ cung cấp cho quý khách hàng về hình ảnh và giá cả cụ thể, khách hàng tha hồ lựa chọn. Khi khách hàng chọn lựa được chú chó ưng ý rồi thì bên bán sẽ vận chuyển chó sang cho bên mua theo địa chỉ yêu cầu sau khi hoàn tất việc thanh toán.
Việc mua một chú chó Phú Quốc thật đơn giản. Vấn đề khó khăn đối với những người nuôi chó Phú Quốc là loại chó này chỉ thích nghi sống với môi trường đất nước tại Phú Quốc mà thôi, đã có nhiều chú chó được chuyển đi nơi khác nuôi nhưng do không thích nghi với điều kiện sống mới nên chúng sống không được lâu. Vì giai đoạn chó từ 1 năm tuổi rất dễ bị bệnh mà đặc biệt chó Phú Quốc là bị bệnh về đường tiêu hóa.
Do đó các nhà yêu động vật thích nuôi chó Phú Quốc phải lưu ý trước khi chọn mua chú chó Phú Quốc phải hiểu rõ về loại chó này để có cách nuôi và dạy cho sao cho phù hợp.
Những chú ý khi nuôi chó Phú Quốc (CPQ)
Con CPQ có đặc điểm là nó rất dễ thích nghi, nuôi theo kiểu "nhà giàu" cũng được mà kiểu "nhà nghèo" cũng chấp nhận luôn. Vì vậy tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có chế độ chăm sóc chúng sao cho tốt nhất có thể
Mỗi người có phương pháp riêng, tuy nhiên anh cũng thấy đa số là áp dụng các điểm sau:
1. Chích ngừa đầy đủ (thường 1-1.5 tháng chích 1 mũi ngừa care - loại 5 bệnh, 1 tháng sau kể từ mũi thứ nhất chích thêm 1 mũi ngừa care loại 7 bệnh), hàng năm chích nhắc 1 lần. Bên cạnh đó cũng nên chích ngừa dại hàng năm. Có 2 quan điểm: sổ lãi trước khi chích ngừa và chích ngừa trước khi sổ lãi, cái này không thuộc chuyên môn của anh nên cũng không rõ cách nào là tốt nhất. Ngoài ra định kỳ sổ lãi cho chúng, cái này tùy từng người 6 hoặc 9 tháng hoặc 1 năm.
2. Nếu có điều kiện thì nên có chế độ dinh dưỡng tốt cho chúng, tuy nhiên cũng ở mức vừa phải không nên quá mức dẫn đến mập mạp/béo phì mất cân đối, cần giữ ở mức vừa phải để đảm bảo vóc dáng, chó khỏe mạnh và linh hoạt. Có thể kết hợp giữa cơm và cám viên/thức ăn khô ở các buổi ăn khác nhau. 
3. Đối với chó nhỏ cần chú ý bổ sung đủ lượng calci và khoáng chất để việc lên tai tốt, đồng thời đảm bảo cho chúng khung xương được phát triển tốt nhất có thể. Việc bổ sung có thể qua thức ăn hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Pet cal, Pet tab...hoặc những loại tương tự khác.
4. Đảm bảo cho chó có đủ ánh nắng và vận động. Điều quan trọng nữa là cần có sự quan tâm và chăm sóc của chủ đối với con chó.

www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_phú_quốc--cần_bán

Cách chăm sóc chó Bec gie

Bạn muốn chăm sóc chó bec gie thật khoẻ mạnh, không phải bạn cứ ra cửa hang chọn một em nhanh nhẹn về và cho ăn thật nhiều, tắm sạch sẽ là được. Vậy phải làm thế nào?
1. Dinh dưỡng cho chó bec gie:
- Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng: Protein, béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên. Không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp. Lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ. Đặc biệt không cho ăn phổi, gan bò lợn vì bẩn, gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ.
- Cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch, luôn đầy đủ. Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn: bát, đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng.
- Khi thấy chó bec gie có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn dầu, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn, mời bác sỹ thú y khám và tư vấn, chăm sóc cho chó. Cho ăn cưỡng bức lúc này là cực kỳ nguy hiểm đối với chó.
- Không cho ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa của mèo, cám lợn,hoặc nước rác, và động vật khác. Những mùi “dễ sợ” với người thường “dễ chịu” với chó. Bạn hãy chú ý cẩn thận!
- Chó bec gie con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép, đệm mút sa-lông không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Bạn nên để chó tránh xa các thứ này. Hãy tìm mua trên thị trường những “cục xương giả” “đồ chơi” giành riêng cho chó, được các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất.
Bạn có thể tìm cho mình một chú chó bec gie tại đây nhé:
http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_béc_giê--cần_bán
2. Chăm sóc sức khoẻ cho chó, phòng trừ dịch bệnh:
- Tiêm phòng dịch: Sau khi mua khoảng 1 tuần bạn nên đem cún đến nhà bác sỹ thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó cưng của bạn. Nếu cún nhà bạn chưa được tiêm phòng thì bạn nên tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyển nhiễm như bệnh: Care, pavo, lepto, parainfluenza, dại…Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó cưng.
- Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun: đũa, giun móc… Nên cho uống thuốc phòng bệnh “giun tim” từ 4 tháng tuổi.
Chúc các bạn chăm sóc chó cưng của mình khỏe mạnh và thông minh.

Kỹ thuật nuôi gà tre theo độ tuổi

Gà tre là một trong những con vật nuôi được nhiều người ưa chuông bởi dáng nhỏ nhắn, bộ lông sặc sỡ. Chính vì vậy, gà tre đã có mặt trong danh sách những con vật nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, để nuôi và chăm sóc gà tre là điều không đơn giản. Dưới đây là những kỹ thuật chăm sóc gà tre theo từng độ tuổi:
1. Giai đoạn từ mới nở cho đến 1 tháng tuổi 
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng cho sự phát triển của những chú gà trong tương lai cho nên chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo các tài liệu khoa học của Viện chăn nuôi, Khuyến nông …về hướng dẫn “nuôi gà con”. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi ta cần đặc biệt chú ý các yếu tố sau:
Không nôn nóng cho gà xuống ổ trước 24h sau khi nở. Khi xuống ổ, việc đầu tiên phải cho gà uống nước sạch (có thể pha thuốc úm gà con) sau đó mới cho ăn (ăn sạch) – không nên cho nhiều nhằm mục đích phòng tránh các trường hợp những con gà chưa hấp thụ hết dinh dưỡng của phôi mà đã nạp thêm năng lượng qua đường tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu chảy. Nếu ấp máy thì sau khi nở 24h mới cho ăn.
Đảm bảo nhiệt độ cũng như ẩm độ ở khu vực nuôi úm gà con. Tuyệt đối tránh mưa tạt, gió lùa để gà không bị tiêu chảy và viêm phổi. Vấn đề này tác động rất mạnh đến sự phát triển của gà con và giảm nhẹ công sức trong quá trình chăm sóc rất nhiều.
Gà tre cũng được rao bán trên mạng rất nhiều, các bạn có thể dễ dàng chọn giống và xem hình ảnh trước khi mua:
http://www.chotot.vn/tp_hồ_chí_minh/bán_gà_tre--cần_bán
2. Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi
Từ 1 tháng tuổi trở lên, gà con có thể tự điều chỉnh thân nhiệt cho phù hợp với môi trường sống nên ta có thể cho gà tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn (xuống đất, tắm đất, tắm nắng, tìm thức ăn …) nhưng trước đó phải có giai đoạn chuyển tiếp để làm quen với môi trường mới nếu không gà con rất dễ nhiễm bệnh.
Giai đoạn này là giai đoạn mặc áo (gà sẽ mọc đủ lông để che ấm cơ thể). Khi chăm sóc tốt cùng với môi trường thuận lợi gà con sẽ nở mình, bung lông rất dễ thương, cầm trong tay ta có cảm giác như một cục bông gòn.
3. Giai đoạn gà từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi
Đây là giai đoạn thay áo (bỏ lông gà con để thành trai tơ). Gà sẽ trổ mã, trổ hình, tập gáy và phát triển mạnh về giới tính, bộ lông sẽ phát triển liên tục để trở thành “trai tơ sát gái”. Vì thế gà sẽ ăn mạnh, căng diều và tạp ăn vì nó cần rất nhiều dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện, nhất là khung hình và bộ lông.
Những con thủ lĩnh, đầu đàn bao giờ cũng lớn hơn và có bộ lông đẹp hơn các con khác vì nó sẽ ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn này nếu gà bị suy thì gần như chúng ta mất đi khả năng có 1 con gà đẹp. Cho nên, cần lưu ý:
- Làm sao cho chúng được ăn đầy đủ như nhau và thân thiện với người.
- Nguồn thức ăn phải đảm bảo dưỡng chất để gà phát triển. (Ngoài cám, lúa, người nuôi thường bổ sung vào khẩu phần của gà: sâu, dế, thịt bò, cá, rau, cỏ, cà chua …).
- Tách nuôi riêng từng con khi cần thiết để gà được nở mình, đâm lông đầy đủ.
- Định kỳ, gà phải được tắm nắng, tắm nước để đảm bảo bộ lông luôn bóng mượt.
4. Giai đoạn  gà từ 5 đến 8 tháng tuổi
Đạt được 5 tháng tuổi, con gà cũng đã tương đối có hình để chúng ta dự đoán tương lai. Nhưng lúc này nó lại thường kém ăn do “mê gái” nhưng khung xương và lông hình nó vẫn còn đang trong quá trình phát triển nên dễ bị chai sượn và đứng lông khi bị nhiễm bệnh hoặc cho theo mái sớm. Vì thế cần chăm sóc kỹ hơn. Có thể phải đút ép nó ăn. Nếu buộc phải cho đạp mái thì mỗi ngày chỉ nên cho đạp một lần và chỉ khi gà đạt được chừng 7 tháng tuổi. Vì sớm hơn thì gà dễ bị suy và tỉ lệ đậu cồ rất thấp.
Đến tháng thứ 8, con gà đã định hình (khung xương, lông hình) và đích thực trưởng thành. Lúc này nó rất sung mãn, căng mình, gần như không thấy nó ăn và khi mình đến gần nó đảo chuồng liên tục.
Cần phải duy trì tốt chế độ ăn uống và phương thức chăm sóc để gà phát triển toàn diện tất cả những phẩm chất tốt vốn có của nó.
5. Giai đoạn từ sau 8 tháng tuổi đến 1 năm
Từ tháng thứ 8 (có thể là tháng thứ 7), gà bắt đầu thay lông chuyền, đâm thêm lông bờm, mã để hoàn thiện bộ lông và nở ngang theo đúng như huyết thống của nó đã mang để bước sang gà mùa. 

Tuesday, October 8, 2013

Những điều cần biết khi nuôi chó Phú Quốc

Chó Phú Quốc có đặc điểm là nó rất dễ thích nghi, nuôi theo kiểu “nhà giàu” cũng được mà kiểu “nhà nghèo” cũng chấp nhận luôn. Vì vậy tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có chế độ chăm sóc chúng sao cho tốt nhất có thể
Mỗi người có phương pháp riêng, tuy nhiên đa số là áp dụng các điểm sau:
1. Chích ngừa đầy đủ (thường 1-1.5 tháng chích 1 mũi ngừa care – loại 5 bệnh, 1 tháng sau kể từ mũi thứ nhất chích thêm 1 mũi ngừa care loại 7 bệnh), hàng năm chích nhắc 1 lần. Bên cạnh đó cũng nên chích ngừa dại hàng năm. Có 2 quan điểm: sổ lãi trước khi chích ngừa và chích ngừa trước khi sổ lãi, cái này không thuộc chuyên môn của anh nên cũng không rõ cách nào là tốt nhất. Ngoài ra định kỳ sổ lãi cho chúng, cái này tùy từng người 6 hoặc 9 tháng hoặc 1 năm.
2. Nếu có điều kiện thì nên có chế độ dinh dưỡng tốt cho chúng, tuy nhiên cũng ở mức vừa phải không nên quá mức dẫn đến mập mạp/béo phì mất cân đối, cần giữ ở mức vừa phải để đảm bảo vóc dáng, chó khỏe mạnh và linh hoạt. Có thể kết hợp giữa cơm và cám viên/thức ăn khô ở các buổi ăn khác nhau.
Bạn có thể tìm mua chó Phú Quốc tại đây nhé:
http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_phú_quốc--cần_bán

cach nuoi cho phu quoc
Những điều cần biết khi nuôi chó Phú quốc
3. Đối với chó nhỏ cần chú ý bổ sung đủ lượng calci và khoáng chất để việc lên tai tốt, đồng thời đảm bảo cho chúng khung xương được phát triển tốt nhất có thể. Việc bổ sung có thể qua thức ăn hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Pet cal, Pet tab…hoặc những loại tương tự khác.

4. Đảm bảo cho chó có đủ ánh nắng và vận động. Điều quan trọng nữa là cần có sự quan tâm và chăm sóc của chủ đối với con chó.