Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu
Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu
nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn
cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được
nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.
- Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim.
- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ
2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch
phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
- Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để
tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có
chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng
khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương
vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.
- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh kẹt trứng,
trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,…
Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ
chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Kích thước máng ăn
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ
Dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí
tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có
thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ
Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện
lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc
nhựa...
Máng đựng thức ăn bổ sung
Nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của
máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm
bằng kim loại.
Lời
khuyên & Cảnh báo
1. Tập cho chim làm quen với mèo
và rắn: mỗi lần cho
chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho ăn chung, gần nhau, mèo không vồ
chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi
cho rắn vào chuồng chim. Chin sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.
2. Giữ
chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách
nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở,
làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.
3. Cho ăn đúng
giờ tạo thói quen,
dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của
chủ.
Các bạn có
thể tham khảo thêm cách nuôi chó nhật tại
http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_nhật--cần_bán
http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_nhật--cần_bán